Nhằm cung cấp quyền truy cập tới các tạp chí truy cập mở được b́nh duyệt, có chất lượng caoDescription: 1200px-Open_Access_logo_PLoS_white, chúng tôi cung cấp cho bạn đọc một số nguồn học liệu mở đáng chú ư sau:

                   

1.     DOAJ - Directory of Open Access Journals

DOAJ là địa chỉ trực tuyến chỉ mục và cung cấp quyền truy cập tới các tạp chí truy cập mở được b́nh duyệt, có chất lượng cao. DOAL được thành lập dưới sự bảo trợ của trường Đại học LUND (Thuỵ Điển), Thư viện Quốc gia Thuỵ Điển và INASP (Mạng lưới quốc tế cho phép t́m kiếm các xuất bản phẩm khoa học). Hiện nay, DOAL có 9.436 tạp chí truy cập mở bao quát tất cả các chủ đề thuộc nhiều lĩnh vực khoa học, công nghệ, y học, khoa học xă hội và nhân văn... bằng nhiều ngôn ngữ thuộc 126 quốc gia với trên 2,5 triệu bài nghiên cứu.

Địa chỉ truy cập: https://doaj.org/

2.     OATD - Open access Thesis and Dissertation

OATD (Open access Thesis and Dissertation- Luận văn truy cập mở) là địa chỉ cho phép t́m kiếm và khai thác các luận án, luận văn truy cập mở được xuất bản trên toàn thế giới. OATD hiện lập chỉ mục tới trên 3,8 triệu luận văn và luận án của 1.100 trường đại học, cao đẳng và viện nghiên cứu.

Địa chỉ truy cập: http://oatd.org

3.     DOAB - Directory of Open Access Books

DOAB (The Directory of Open Access Books- Danh mục sách truy cập mở)  là dịch vụ t́m kiếm các cuốn sách có giá trị học thuật được xuất bản với giấy phép truy cập mở. DOAB cung cấp chỉ mục t́m kiếm tới những thông tin chính về cuốn sách với đường link tới toàn văn của nhà xuất bản hoặc các kho lưu trữ.

Địa chỉ truy cập: http://www.doabooks.org/

4.     OpenDOAR - The Directory of Open Access Resources

OpenDOAR (The Directory of Open Access Resources – Danh mục các nguồn tin truy cập mởcung cấp danh sách toàn diện và tin cậy các kho tài liệu nội sinh truy cập mở học thuật của các trường đại học, viện nghiên cứu trên toàn thế giới. Các liên kết tới các kho số nội sinh được đánh giá chất lượng trước khi đưa vào danh mục nên có giá trị học thuật cao. OpenDOAR c̣n liệt kê và cho phép người sử dụng t́m kiếm các kho số nội sinh theo chủ đề, ngôn ngữ, dạng tài liệu (như bài nghiên cứu, kết quả nghiên cứu, sách, sáng chế, luận án) hoặc khu vực như Châu Phi, Châu Á, Australasia, Caribbean, Trung Mỹ, Châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ.

Hiện có trên 2.600 kho tài nguyên nội sinh trên toàn cầu được tích hợp trong OpenDOAR và được Trung tâm truyền thông của Đại học Nottingham (Anh) duy tŕ và phát triển.

Địa chỉ truy cập: http://www.opendoar.org/

5.     ETDs – Global Electronic Thesis and Dissertation Search

ETDs (Global Electronic Thesis and Dissertation Search – T́m kiếm luận án, luận văn điện tử toàn cầu) là cổng thông tin trung tâm cho phép t́m kiếm và xác định 4.913.522  luận án, luận văn điện tử từ các trường đại học trên toàn thế giới. Sau khi t́m kiếm được luận án, luận văn phù hợp, người dùng có thể truy cập tới tài liệu gốc.

Địa chỉ truy cập: http://search.ndltd.org/

6.     WorldWideScience.org

WorldWideScience.org là cổng thông tin khoa học giúp t́m kiếm trên 90 cơ sở dữ liệu khoa học quốc tế và cổng kết nối đến hơn 70 quốc gia với 400 triệu trang thông tin KH&CN. Các nguồn thông tin có sẵn thông qua WorldWideScience bao gồm DOAJ và tất cả các dự án Journals Online (JOLs).

Địa chỉ truy cập: https://worldwidescience.org/

7.     BI- Bioline International

Bioline International là CSDL phi lợi nhuận cung cấp quyền truy cập tới các tạp chí nghiên cứu chất lượng được xuất bản ở các nước đang phát triển trên các lĩnh vực:  y học nhiệt đới, bệnh truyền nhiễm, dịch tễ, các bệnh mới xuất hiện, đa dạng sinh học, môi trường, bảo tồn và phát triển quốc tế.

Địa chỉ truy cập: http://www.bioline.org.br/

8.     ArXiv

Trong cộng đồng toán học, cơ sở lưu trữ được biết đến nhiều nhất là ArXiv. Cơ sở lưu  trữ ArXiv được xây dựng từ năm 1991 và tới nay có thể nói đă chứa hầu hết  những công tŕnh quan trọng nhất của toán học đương đại. Đặc biệt công tŕnh  của nhà toán học Nga G. Perelman. Đây là một cơ sở dữ liệu lưu trữ điện tử dạng tiền in ấn của các bài báo khoa học trong các lĩnh vực toán học, vật lư, khoa học máy tính, sinh học định lượng và thống kê mà mọi người có thể truy cập miễn phí trên. Trong nhiều ngành của toán học và vật lư, hầu hết các bài báo khoa học đều được lưu ở arXiv.

Địa chỉ truy cập: http://www.ArXiv.org

            9. Google Books: Google Books cung cấp thông tin của hàng triệu cuốn sách được xuất bản trên khắp thế giới. Nếu cuốn sách đó không có bản quyền, hoặc được sự cho phép của các nhà xuất bản, bạn có thể xem bản xem trước của cuốn sách, và trong một số trường hợp th́ bạn có thể xem toàn bộ nội dung của sách. Nếu cuốn sách ở trên miền công cộng, bạn có thể tải xuống bản PDF miễn phí.

            Địa chỉ truy cập: https://books.google.com.vn/

            10. The Online Book Page: Với mục đích khuyến khích sự phát triển của sách trực tuyến, tạo điều kiện cho người đọc tiếp cận với kho tri thức của nhân loại, trang web cung cấp miễn phí hơn 1 triệu tài liệu điện tử (sách và các bài báo – tạp chí) với nhiều định dạng khác nhau.

            Địa chỉ truy cập: http://onlinebooks.library.upenn.edu/

            11. Ngân hàng thế giới (WB): là một tổ chức tài chính đa phương có mục đích chính là xóa đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế xă hội ở các nước đang phát triển. WB cung cấp một cơ sở dữ liệu đa dạng bao gồm:

            • Kho dữ liệu mở của WB 
            • 
Thư viện điện tử của WB
            • 
Văn bản và báo cáo của WB
            • 
Các bản dự án của WB

            Địa chỉ truy cập: http://www.worldbank.org/

            12. CSDL RePEc: VVới sự hợp tác của trên 100 tổ chức thành viên ở 44 quốc gia - Dự án số hóa Các Công tŕnh Nghiên cứu Kinh tế (RePEc) ra đời nhằm quảng bá các công tŕnh nghiên cứu trong lĩnh vực kinh tế. Mục tiêu của dự án là phổ biến cơ sở dữ liệu các công tŕnh nghiên cứu, bài báo, tạp chí và phần mềm ứng dụng. Tất cả các tài liệu của RePEc đều được cung cấp miễn phí. Các tổ chức, viện nghiên cứu, thư viện số hoặc các cơ quan lưu trữ cùng phối hợp để tạo thành “bộ sưu tập RePEc” dành riêng cho từng tổ chức hay viện nghiên cứu. Kho tài liệu của RePEc được bảo quản, lập chỉ mục, lưu trữ trong các cơ sở dữ liệu thư mục và được phổ biến qua trang web của RePEc đến cộng đồng học giả.

            Địa chỉ truy cập: http://repec.org/

            13. Australasian Digital Theses Program (ADT):Đây là chương tŕnh hợp tác quốc tế của các nước thuộc Châu Đại Dương và Thái B́nh Dương nhằm xây dựng một cơ sở dữ liệu luận án sau đại học của các học viên/nghiên cứu sinh thuộc các trường đại học của các nước này. Có nhiều luận án cho phép truy cập miễn phí. 

            Địa chỉ truy cập: https://opus.lib.uts.edu.au/handle/10453/19979

            14. SAGE Open:SAGE Open là xuất bản phẩm cho truy cập miễn phí từ Nhà xuất bản SAGE. Xuất bản phẩm này bao gồm các bài viết đă được các chuyên gia thẩm định và cho truy cập dưới h́nh thức mở. Các chủ đề của tạp chí bao gồm: Sức khỏe, KHXH & NV, Giao tiếp, Khoa học máy tính, Tội phạm học, Khoa học Kinh tế, Giáo dục, Địa lư, Quản lư Thông tin, Quản lư, Khoa học Chính trị, Tâm lư học, Xă hội học, Phương pháp Nghiên cứu KH, Nghiên cứu đô thị, v.v.

            Địa chỉ truy cập: http://journals.sagepub.com/collection-index/sgo

            15. Journals Online:Website cung cấp 379 tạp chí với khoảng 44,700 bài viết. Bạn có thế truy cập toàn văn miễn phí khoảng 96% nội dung của các tạp chí trên.

            Địa chỉ truy cập: http://www.inasp.info/en/work/journals-online/

            16. Tạp chí Khoa học Việt Nam trực tuyến - VJOL:là một dịch vụ cho phép độc giả tiếp cận tri thức khoa học được xuất bản tại Việt Nam và nâng cao hiểu biết của thế giới về nền học thuật của Việt Nam. Hiện có 75 tạp chí đang được xuất bản trên VJOL với 7121 bài viết, trong đó có 29.435 bài viết, trong đó có 28.547 bài viết được cung cấp toàn văn dưới định dạng PDF

            Địa chỉ truy cập: https://vjol.info.vn/